Tham quan chế độ CAMERA
Giá: Miễn phí
Số điện thoại:
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Email: dltm@gmail.com
Địa chỉ: Điểm di tích Khuổi Nọi, thuộc thôn Vũ Lâm, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn
Cùng với phong trào yêu nước của nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyên Ái Quốc và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 27/9/1940, quân và dân Bắc Sơn đã đứng lên đập tan bộ máy cai trị của thực dân Pháp, giành chính quyền về tay nhân dân, làm nên cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn – cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên do Đảng lãnh đạo đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Tuy nhiên do kế hoạch khởi nghĩa chưa đề cập đến thành lập chính quyền mới, vấn đề giữ chính quyền chưa được bàn tới. Chính vì vậy, chúng ta nhanh chóng bị địch quay lại đàn áp và phong trào cách mạng của chúng ta phải nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật
Năm 1940, xứ ủy Bắc Kỳ đã cử đồng chí Trần Đăng Ninh – Xứ ủy viên Xứ ủy lên củng cố phong trào cách mạng ở Bắc Sơn. Sau khi họp bàn với các đồng chí đảng viên ở địa phương, các đồng chí đã thống nhất quyết định thành lập Đội du kích Bắc Sơn và lấy khu vực xã Tân Hương hiện nay làm khu căn cứ hoạt động.
Tháng 10/1940, đồng chí Trần Đăng Ninh đã tổ chức một cuộc mit tinh ở xã Vũ Lăng nhằm giải thích tình hình của Pháp, Nhật ở Đông Dương, nêu rõ dã tâm cướp nước của phát xít Nhật, tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, kêu gọi nhân dân ủng hộ cách mạng, giữ vững trật tự trị an thôn xóm, kêu gọi thanh niên hăng hái tham gia Đội du kích Bắc Sơn. Tuy nhiên, thực dân Pháp đã biết được và đem quân đàn áp nhưng không thành; sau sự kiện này thì các chiến sỹ du kích Bắc Sơn đã phải rút vào hoạt động bí mật.
Tháng 11/1940, sau khi được Nhật cho phép đem quân trở lại đóng ở các doanh trại ở Lạng Sơn, thực dân Pháp càng tăng cường khủng bố nhân dân, chúng bắt giết nhiều cán bộ quần chúng cách mạng, dồn làng tập trung dân, nhiều người phải trốn vào tận rừng sâu, khó khăn chồng chất khó khăn. Dưới cái giá rét của mùa đông, các chiến sỹ du kích của chúng ta chỉ có manh áo chàm mỏng manh, không chăn, không mũ, không giày dép, những đêm mưa gió anh em phải lấy lá chuối rừng phủ lên cành cây làm lán ngủ.
Mặc dù phải sống trong cảnh ăn đói, nhịn khát, mặc rét, màn trời chiếu đất mấy tháng liền nhưng các chiến sỹ du kích Bắc Sơn không hề nản chí, một lòng tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trong những ngày gian khổ nhất ấy, Đảng bộ Bắc Sơn vân vững vàng tay lái quyết tâm củng cố phong trào, duy trì lực lượng du kích.
Tháng 11/1940, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 được tổ chức tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Tại hội nghị, Trung ương đã đánh giá cao cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và quyết định duy trì Đội Du kích Bắc Sơn, đề ra nhiệm vụ cho đội là kết hợp hình thức đấu tranh vũ trang, vừa đấu tranh chống khủng bố, vừa bảo vệ và xây dựng cơ sở quần chúng, tiến tới thành lập căn cứ địa cách mạng, lấy Bắc Sơn – Võ Nhai làm trung tâm. Trung ương đã chủ trương phát động các địa phương cùng hỗ trợ cho phong trào cách mạng Bắc Sơn, mở các lớp huấn luyện quân sự. Thời gian này, Trung ương cử hai đồng chí Nguyễn Cao Đàm và Bùi Sính lên trực tiếp giúp đỡ phong trào cách mạng Bắc Sơn.
Được sự lãnh đạo của Trung ương và Xứ ủy, phong trào cách mạng ở Bắc Sơn đã phát triển mạnh mẽ, vững chắc, khu du kích Bắc Sơn được mở rộng, nối liền với huyện Võ Nhai.
Đầu năm 1941, Xứ ủy Bắc Kỳ đã phân công các đồng chí Lương Văn Tri, Hoàng Văn Thái, Bùi Thống, Bình, Tiến, Ái… lên chỉ đạo, tăng cường củng cố lực lượng du kích và xây dựng căn cứ địa cách mạng Võ Nhai – Bắc Sơn. Nhờ đó, phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ, các đội tự vệ được thành lập ở các thôn xóm và khắp nơi đều có phong trào tập luyện quân sự. Khe rừng Khuổi Nọi, rừng Phú Thượng, rừng Tràng Xá trở thành trung tâm huấn luyện của du kích và các đội tự vệ.
Tháng 2/1941, đoàn đại biểu của Đảng ta gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ, Trần Đăng Ninh đi dự hội nghị Trung ương lần thứ 8 ở Pác Bó (Cao Bằng) trở về đã dừng chân tại Khuổi Nọi (Vũ Lễ). Ở đây các đồng chí đã họp với Ban Chỉ huy và toàn đội du kích Bắc Sơn để nắm tình hình, chỉ thị những chủ trương và biện pháp cần kíp. Đồng chí Hoàng Văn Thụ, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư xứ ủy Bắc Kỳ đã phổ biến cho cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Bắc Sơn về quyết định của Trung ương, đổi tên Đội du kích Bắc Sơn thành Đội cứu quốc quân Bắc Sơn. Ngày 23/2/1941, Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn làm lễ chính thức thành lập tại khu rừng Khuổi Nọi xã Vũ Lễ.
Núi rừng Khuổi Nọi vừa là nơi chứng kiến sự ra đời, vừa là nơi hoạt động của Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn. Căn cứ Khuổi Nọi được bố trí thành hai khu vực: khu phía ngoài là bãi đất rộng khoảng 1ha, đây là nơi các đội viên Đội cứu quốc quân dựng lán, trại để sinh hoạt và tập luyện quân sự; khu phía trong là trụ sở của Ban chỉ huy. Khu rừng Khuổi Nọi được lựa chọn làm căn cứ của Đội vì nơi đây có vị trí kín đáo, thuận lợi cho các hoạt động quân sự. Nơi đây, khi bình thường, nhân dân dễ dàng đi tiếp tế giúp đỡ cách mạng, khi có biến cố xảy ra an hem đội viên có thể nhanh chóng rút sang Võ Nhai và tiến về xuôi.
Toàn Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn gồm 32 chiến sỹ, là những đồng chí đã từng hoạt động đấu tranh sống chết với quân thù. Đó là các đồng chí Lương Văn Tri, Nguyễn Cao Đàm, Chu Văn Tấn, Dương Công Bình, Đường Văn Thất, Đường Văn Tư, Hoàng Đình Ruệ… và các đồng chí từ xuôi lên như Bính, Bùi Sính, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Đắc…
Đồng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ của Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn là: tích cực dùng hình thức vũ trang công tác, củng cố và mở rộng căn cứ du kích, nhanh chóng phát triển lực lượng về mọi mặt, để kịp thời cơ đến, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Đồng chí Hoàng Văn Thụ còn chỉ ra công việc trước mắt của Đội Cứu quốc quân là để cho an hem đến học tập. Với vị trí quan trọng của Bắc Sơn, Đội Cứu quốc quân còn có nhiệm vụ vảo vệ các cán bộ Đảng qua lại vùng này. Đồng chí Hoàng Văn Thụ đã troa cho đội lá cờ đỏ sao vàng do Hội Phụ nữ phản đế Hà Nội thêu tặng. Trung ương chỉ định đồng chí Lương Văn Tri làm chỉ huy trưởng, đồng chí Chu Văn Tấn làm chỉ huy phó. Đồng chí Lương Văn Tri thay mặt đội hứa với Trung ương Đảng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Dưới lá cờ đỏ sao vàng, Đội Cứu quốc quân cùng đồng thanh tuyên thề lời thề tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Việc thành lập Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn đánh dấu bước phát triển quan trọng của phong trào cách mạng ở Bắc Sơn. Khu rừng Khuổi Nọi kiên cường đã đi vào lịch sử dân tộc, là nơi khai sinh ra đơn vị vũ trang đầu tiên của Đảng, Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn là tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Khoảng cách: 5,27 km
Khoảng cách: 5,80 km
Khoảng cách: 5,85 km
Khoảng cách: 5,85 km
Khoảng cách: 5,91 km
Khoảng cách: 5,93 km
Khoảng cách: 5,93 km
Khoảng cách: 5,96 km
Khoảng cách: 6 km
Khoảng cách: 6,04 km
Khoảng cách: 6,04 km
Khoảng cách: 6,12 km
Khoảng cách: 6,12 km
Khoảng cách: 6,13 km
Khoảng cách: 5,16 km
Khoảng cách: 5,18 km
Khoảng cách: 5,44 km
Khoảng cách: 5,64 km
Khoảng cách: 5,75 km
Khoảng cách: 5,88 km
Khoảng cách: 5,88 km
Khoảng cách: 5,90 km
Khoảng cách: 5,90 km
Khoảng cách: 5,92 km
Khoảng cách: 5,93 km
Khoảng cách: 5,95 km
Khoảng cách: 5,95 km
Khoảng cách: 5,96 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 5,14 km
Khoảng cách: 5,38 km
Khoảng cách: 5,78 km
Khoảng cách: 6,22 km
Khoảng cách: 6,36 km
Khoảng cách: 6,40 km
Khoảng cách: 6,44 km
Khoảng cách: 6,55 km
Khoảng cách: 6,55 km
Khoảng cách: 6,57 km
Khoảng cách: 6,70 km
Khoảng cách: 6,79 km
Khoảng cách: 6,89 km
Khoảng cách: 5,70 km
Khoảng cách: 5,83 km
Khoảng cách: 5,94 km
Khoảng cách: 5,99 km
Khoảng cách: 6,13 km
Khoảng cách: 6,44 km
Khoảng cách: 6,52 km
Khoảng cách: 6,53 km
Khoảng cách: 6,59 km
Khoảng cách: 6,70 km
Khoảng cách: 6,99 km
Khoảng cách: 7,11 km
Khoảng cách: 7,11 km
Khoảng cách: 7,14 km