Khu di tích lịch sử Chi Lăng- Nơi chặn đứng các cuộc viễn chinh xâm luợc phuơng Bắc.

08/12/2020 6551 0

Chi Lăng, mảnh đất anh hùng và rực rỡ chiến công của dân tộc ta từ hàng ngàn năm nay, là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng sơn, cách trung tâm thành phố khoảng 40km, với diện tích gần 700km2. Chi Lăng nằm trong một lòng chảo với vẻ đẹp hùng vỹ bởi các dãy núi đá vôi: Kai Kinh ở phái Tây và dãy núi Bảo Đài- Thái Họa ở phía Đông bao bọc. Hai đầu ải có những ngọn núi đá vôi độc lập cao chót vót tạo thành thế hiểm. Nơi đây, còn có sông Thương chảy qua, ruộng vườn xanh mướt quanh năm, xóm làng trù phú. Mảnh đất này là nơi sinh sống của các dân tộc anh em như: Tày, Nùng, Kinh và các dân tộc anh em khác cùng nhau sinh sống, chiến đấu, bảo vệ tạo nên mảnh đất Chi Lăng anh hùng với tầng tâng lịch sử, lớp lớp chiến công.

Nhà trưng bày chiến thắng Chi Lăng

Ngược dòng lịch sử, con người còn để lại ở Chi Lăng hàng chục di tích của hai nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng Bắc Sơn- Mai Pha với hang Nà Nông, hang Lạng Nắc, Lai Ta, Bằng Mạc, Kéo Phày, Bó Lấm…những di vật đặc trưng tiêu biểu như mảnh tước, rìu, bôn đá, mảnh gốm… Là những minh chứng cho những giai đoạn tiền- sơ sử của con người sinh sống trên đất nước

Ngay từ những buổi đầu của lịch sử đất nước, Chi Lăng đã gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, đấu tranh chống các triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược với các cuộc khởi nghĩa của người Ô Hư, Phu Nghiêm, Hai Bà Trưng…

Sử sách Trung Quốc thời nhà Tấn đã có sự thừa nhận sự hiểm trở của Ải Chi Lăng rằng “ Mười người đi qua Qủy Môn Quan (Ải Chi Lăng) thì chín người không trở về”. Địa thế hiểm trở như vậy là do Ải năm ở vị trí đặc biệt nơi cửa ngõ phên dậu của đất nước, có con đường huyết mạch độc đạo từ biên giới phía Bắc vào nước ta. Thuận tiện cho việc quân ta mai phục, truy đuổi quân thù “Chi Lăng quan hiểm dữ thiên tề- Ải Chi Lăng hiểm tựa lên trời.

Chi Lăng luôn gắn liện với những chiến công giành độc lập dân tộc, đập tan mọi âm mưu bành trướng, xâm lược nước ta của các triều đại phong kiến phương Bắc:

Năm 981, trong cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất, dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, Chi Lăng đã góp phần đánh tan quân xâm lược và tiêu diệt tướng giặc Hầu Nhân Bảo.

Năm 1077, vào thời Lý, Phò mã Thân Cảnh Phuc và nhân dân Lạng Sơn với chiến tuyến Quyết Lý và Giasp Khẩu (Chi Lăng) đã góp sức đánh tan quân Tống xâm lược đất nước ta lần 2.

Năm 1284, giặc Nguyên xâm lược nước ta lần thứ 2, cánh quân Nguyên qua đường Chi Lăng đã bị ta chặn đánh kịch liệt, tiêu diệt tướng Nghê Nhuận của quân Nguyên. Tháng 5 năm 1825, tại trận chiến Ma Lục (Chi Lăng) ta giết chết tên phản quốc Trần Kiện và bọn Việt gian bán nước.

Năm 1827, quân Nguyên xâm lược đất nước ta lần 3, cánh quân do Trình Bằng Phi và Bôn Kha Đa đi theo con đường qua Ải Chi Lăng bị quân dân ta chặn đánh tất cả 17 trận. Năm 1288, Chi Lăng đã cùng cả nước đánh bại giặc Nguyên, giành độc lập nước nhà.

Thế kỷ XV, Chi Lăng đã ghi vào lịch sử Việt Nam một trang chói lọi, đó là chiến thắng năm 1427, giết chết chủ tướng Liễu Thăng cùng một vạn quân tiếp viện trong lòng Ải Chi Lăng, góp phần quyết định kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng các dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.

Phát huy truyền thống chiến đánh giặc ngoại xâm, thế kỷ XVIII, Chi Lăng một lần nữa cùng quân dân cả nước đánh đuổi quân Thanh xâm lược nước ta.

Thế kỷ XIX và XX, nơi đây có phong trào khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh chống thực dân Pháp và tiếp đó là những chiến công đánh Pháp đuổi Nhật cho đến ngày đất nước ta dành độc lập.

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Chi Lăng đã chi viện tiền tuyến, bắn rơi máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái…Đồng thời đã củng cố và góp phần xây dựng XHCN trên đất nước ta.

Khu di tích Chi Lăng là một khu di tích rộng lớn nhờ bề dày lịch sử đấu tranh giữ yên bờ cõi nước nhà. Khu di tích gồm 52 điểm trải dài dọc thung lũng sông Thương, nằm trên địa bàn hai xã Quang Lang và Chi Lăng, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 100km. Tại đây có các điểm di tích như: Thành Kai Kinh, cầu Quan Âm, núi Tay Ngai là những di tích thuộc thời kỳ chống thực dân Pháp. Tại khu vực địa phận Đồng Bành, có các địa danh như: Núi Bàn Cờ, Phố Sặt, Lân Ba Tài, chợ Cung…là hậu cứ của tất cả các trận đánh tại Chi Lăng trong lịch sử. Thêm vào đó, còn có các điểm di tích như: Thành Lũy, Lũy Ngõ Thề, Thành Kho, đầm lầy Mã Yên (nơi giết chết tướng giặc Liễu Thăng)…

Phía Bắc khu trung tâm, là các công trình quân sự kỳ vỹ do ông cha ta xây dựng. Đó là những chiến lũy hình thang, nối liền với các núi chắn ngang thung lũng. Từ Tây sang Đông là núi Mặt Qủy, núi Qủy, núi Nà Nông, núi Mă Sẳn cùng các di tích Thành Ngăn, Đấu Đong Quân, Vực Ải, bãi Hào…

Với mục đích tôn vinh giá trị, ý nghĩa lịch sử của Khu di tích lịch sử Chi Lăng và phục vụ công tác giáo dục truyền thống dân tộc. Năm 2004, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng và đưa vào sử dụng Tượng đài và nhà trưng bày chiến tích Chi Lăng tại Trung tâm khu di tích. Đây là một công trình văn hóa có giá trị về lịch sử, danh lam thắng cảnh và nghiên cứu khoa học thu hút đông đảo du khách đến tham quan và học tập.

Năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Chi Lăng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Related Post

Sample Plan